Nguồn cung BĐS khan hiếm sản phẩm người mua trông chờ dự án mới
13/11/2020
Bất động sản Tây Nam TP.HCM – vùng giáp ranh với Q.7 và Phú Mỹ Hưng vài năm trở lại đây khan nguồn cung mới, đặc biệt là các dự án D-Aqua Quận 8 do quỹ đất sạch tại các khu vực này ngày càng co cụm, pháp lý siết chặt. Nhưng không vì thế mà thị trường nơi đây lại bớt nóng, người mua nhà, giới đầu tư vẫn mòn mỏi trông chờ dự án mới chào sân.
Giới chuyên gia địa ốc nhận định: mức hấp thụ, tính thanh khoản và độ bền vững của khu Tây Nam cực kỳ lớn do đây mới là vùng hạt nhân đáp ứng những giá trị thật của bất động sản.
Hạ tầng không ngừng phát triển, tạo sức bật cho bất động sản Tây Nam TP.HCM
Khu Tây Nam TP.HCM sở hữu lợi điểm mạnh thu hút giới đầu tư nhờ sự phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông. Địa bàn này cũng là nơi có dân số đông, tỷ lệ tăng dân số cao kéo theo nhu cầu nhà ở lớn, nhiều trung tâm giao thương, mạng lưới tiện ích phong phú giúp nguồn cầu nhà ở tăng trưởng ổn định.
Về hạ tầng, khu Tây Nam Sài Gòn ngày càng hoàn thiện với sự kết nối của các công trình giao thông trọng điểm như: đại lộ Võ Văn Kiệt, Hưng Phú, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM - Trung Lương…
Khu Tây với hạ tầng ngày càng phát triển tạo đà bứt phá cho bất động sản
Vừa qua, UBND TP.HCM cũng có quyết định tái khởi động lại dự án cầu đường Bình Tiên với tổng mức đầu tư 3.507 tỷ, chiều dài 3.2 km, gồm 4 làn xe. Khi hoàn thiện, Cầu Bình Tiên sẽ bắt qua Kênh Tàu Hủ - Kênh Đôi, kết nối thuận tiện Q6 và Q8. Đồng thời giúp giảm áp lực cho đường Võ Văn Kiệt, tạo đà kết nối nhanh đến khu vực trung tâm như Q.1, Q.4, Q5.
Lợi thế thấy rõ của khu vực này chính là sự hiện diện của các tuyến Metro trong tương lai gần. Điển hình như: tuyến Metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên), tuyến Metro số 5 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn). Đặc biệt, khi tuyến Metro số 6 kết nối giữa tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương và tuyến số 3A hoàn thành sẽ giúp cự ly từ khu vực này đến các quận nội thành trung tâm được rút ngắn đáng kể.
Ngoài ra, mạng lưới tiện ích hiện đại sẵn có phục vụ mọi nhu cầu của người dân, đồng thời tạo diện mạo mới cho khu vực như: chuỗi trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, công viên, hệ thống trường học các cấp, bệnh viện đầy đủ, phong phú. Lợi thế lớn hơn cả của khu Tây Nam TP.HCM chính là việc dễ dàng tiệm cận đến khu Nam Sài Gòn gồm Phú Mỹ Hưng, Q.7 với những tiện ích hiện đại như TTTM SC Vivo City, Crescent Mall, Bệnh viện Quốc tế FV… Đây chính đòn bẩy hấp dẫn để tạo sức bật cho thị trường bất động sản khu vực này.
Với những thế mạnh về hạ tầng kể trên, bất động sản Tây Nam TP.HCM được dự báo sẽ còn bùng nổ hơn nữa. Khu vực này không chỉ trở thành mô hình phát triển đô thị tập trung và đa cực của TP.HCM mà còn là khu đô thị cửa ngõ của TP.HCM về hướng miền Tây. Bất động sản khu Tây Nam sẽ trở thành đối trọng xứng tầm với khu Nam và cả khu Đông.
Nguồn cung khan hiếm, lượng cầu không có dấu hiệu giảm
Khu Tây Nam là đại diện đặc biệt so với các khu vực khác. Cụ thể, với một thị trường địa ốc “nhạy quy hoạch” như TP.HCM thì nơi này lại “bình chân như vại” trước các thay đổi, kiến thiết về hạ tầng. Lý do không phải các doanh nghiệp bất động sản thờ ơ mà vì quỹ đất ở khu vực này, đặc biệt là vùng lõi trung tâm như Q.8 cực kỳ khan hiếm. Sở hữu được quỹ đất sạch ở khu Tây Nam không khác “mỏ vàng” cho các doanh nghiệp bất động sản. Việc khan hiếm quỹ đất sẽ làm hạn chế sự ra đời của các dự án căn hộ D Aqua.
Tuy nhiên, lượng cầu của cả khu Tây nói chung và vùng Tây Nam nói riêng lại không có dấu hiệu giảm. Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, khu Tây luôn sở hữu lượng dân lớn nhất TP.HCM. Cụ thể, Q. Bình Tân với hơn 784.000 người, tiếp theo là Bình Chánh hơn 705.000 người, Q.8 với 424.000 người, Q.6 hơn 233.000 người. Điều đáng nói, lượng dân số này liên tục tăng theo mỗi năm, kéo theo đó là nhu cầu nhà ở rất lớn.
Khu Tây Nam: nguồn cầu lớn, nguồn cung khan hiếm, nhà đầu tư lẫn người mua luôn trông chờ dự án mới chào sân
Trong khi đó, nguồn cung chỉ ghi nhận ở mức khiêm tốn. Báo cáo thị trường mới nhất của DKRA chỉ ra, nguồn cung theo khu vực đang có sự chênh lệch rất lớn giữa khu Đông và Tây. Cụ thể, khu Đông với sức nóng mang tên Thành phố Thủ Đức vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường với 77,6%. Trong khi đó, khu Tây chỉ chiếm 5,9%, tức thấp hơn 13 lần. Thậm chí, dự báo quý 4, toàn thị trường sẽ đón nhận nguồn cung khoảng 7.000 căn, song vẫn tập trung chủ yếu ở khu Đông và Nam, khu Tây tiếp tục vắng bóng.
Riêng khu Tây Nam, cả quý 2, 3 hầu như không có dự án mới mở bán. Đặc biệt, theo tìm hiểu, trong quý 4 cuối năm, khu vực này dự kiến chỉ đón nhận một dự án duy nhất ra mắt là D-Aqua do DHA Corp phát triển. Dự án này tọa lạc ngay trung tâm Q.8, mặt tiền đường Bến Bình Đông, ngay khu vực Bến Hoa Tết quen thuộc của người dân Sài gòn. D-Aqua gồm 02 block căn hộ, dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 600 căn với mức giá vừa tầm, phù hợp với tài chính của đại đa số đối tượng trẻ. Đại diện nhà phát triển dự án DHA cho biết thêm: D-Aqua còn sở hữu mô hình tuyến phố thương mại mở giữa thiên nhiên đầu tiên trên khu vực. Tuyến phố này gồm các hoạt động dịch vụ, mua bán sầm uất đi kèm với chuỗi hoạt động giải trí đường phố nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu cư dân nội khu và người dân trong khu vực.
Báo cáo thị trường của DKRA cũng chỉ ra, tỷ lệ tiêu thụ chung ở khu Tây rất cao, mỗi khi ra dự án mới luôn đạt từ 80 - 90%. Như vậy để thấy, nhu cầu về nhà ở của khu Tây còn đang rất cao. Những dự án đáp ứng nhu cầu ở thực được người mua tìm kiếm.
Xem thêm thông tin dự án căn hộ D-Aqua Quận 8 tại Website: https://diaocdautu.com.vn/can-ho/d-aqua